Tính chất hóa học Chì

Các dạng ôxi hóa khác nhau của chì dễ dàng bị khử thành kim loại. Ví dụ như khi nung PbO với các chất khử hữu cơ như glucose. Một hỗn hợp ôxít và sulfua chì nung cùng nhau cũng tạo thành kim loại.[7]

2 PbO + PbS → 3 Pb + SO2

Chì kim loại chỉ bị ôxi hóa ở bề ngoài trong không khí tạo thành một lớp chì ôxít mỏng, chính lớp ôxít này lại là lớp bảo vệ chì không bị ôxi hóa tiếp. Chì kim loại không phản ứng với các axit sulfuric hoặc clohydric. Nó hòa tan trong axit nitric giải phóng khí nitơ ôxít và tạo thành dung dịch chứa Pb(NO3)2.

3 Pb + 8 H+ + 8 NO−3 → 3 Pb2+ + 6 NO−3 + 2 NO + 4 H2O

Khi nung với các nitrat của kim loại kiềm, chì bị ôxi hóa thành PbO, và kim loại kiềm nitrat. PbO đặc trưng cho mức ôxi hóa +2 của chì. Nó hòa tan trong axit nitricacetic tạo thành các dung dịch có khả năng kết tủa các muối của chì sulfat, cromat, cacbonat (PbCO3), và Pb3(OH)2(CO3)2. Chì sulfua cũng có thể được kết tủa từ các dung dịch acetat. Các muối này đều rất kém hòa tan trong nước. Trong số các muối halua, iodua là ít hòa tan hơn bromua, và bromua ít hòa tan hơn clorua.[8]

Chì(II) ôxít cũng hòa tan trong các dung dịch hydroxit kim loại kiềm để tạo thành muối plumbit tương ứng.[7]

PbO + 2 OH− + H2O → Pb(OH)2−4

Clo hóa các dung dịch muối trên sẽ tạo ra chì có trạng thái ôxi hóa +4.

Pb(OH)2−4 + Cl2 → PbO2 + 2 Cl− + 2 H2O

Chì diôxit là một chất ôxi hóa mạnh. Muối clo ở trạng thái ôxi hóa này khó được tạo ra và dễ bị phân hủy thành chì(II) clorua và khí clo. Muối iodua và bromua của chì(IV) không tồn tại.[8] Chì dioxit hòa tan trong các dung dịch hydroxit kim loại kiềm để tạo ra các muối plumbat tương ứng.[7]

PbO2 + 2 OH− + 2 H2O → Pb(OH)2−6

Chì cũng có trạng thái ôxi hóa trộn lẫn giữa +2 và +4, đó là chì đỏ (Pb3O4).

Chì dễ dàng tạo thành hợp kim đồng mol với kim loại natri, hợp kim này phản ứng với các alkyl halua tạo thành các hợp chất hữu cơ kim loại của chì như tetraethyl chì.[9]

Các phức chất với clo

Các hợp chất chì(II) tạo một loạt các phức chất với ion clorua, với sự hình thành của chúng làm thay đổi sự ăn mòn hóa học của chì. Quá trình này sẽ hạn chế khả năng hòa tan của chì trong môi trường mặn.

Hằng số cân bằng của các dung dịch phức chì clorua ở 25 °C[10]
Pb2+ + Cl− → PbCl+K1 = 12,59
PbCl+ + Cl− → PbCl2K2 = 14,45
PbCl2 + Cl− → PbCl3−K3 = 3,98 ×10−1
PbCl3− + Cl− → PbCl42−K4 = 8,92 × 10−2

Các biểu đồ pha hòa tan của chì

Xem thêm: Biểu đồ pha

Chì(II) sulfat có khả năng hòa tan kém, như thể hiện trên biểu đồ pha khi thêm SO42− vào dung dịch 0,1 M Pb2+. pH của dung dịch là 4,5, và khi lớn hơn giá trị đó, nồng độ Pb2+ có thể không bao giờ đạt đến 0,1 M do sự tạo thành Pb(OH)2. Quan sát sự hòa tan của Pb2+ giảm 10.000 lần khi SO42− đạt đến 0,1 M.

Đồ thị biểu diễn nồng độ dung dịch của Pb2+ hòa tan biến thiên theo SO42− Biểu đồ biểu diễn chì trong dung dịch sulfat

Khi thêm clorua vào có thể làm giảm khả năng hòa tan của chì, mặc dù trong dung dịch giàu clorua (như aqua regia) thì chì có thể hòa tan trở lại ở dạng anion phức-clo.

Đồ thị biểu diễn khả năng hòa tan của chì trong dung dịch cloura.
Các giá trị nồng độ chì được biểu diễn theo tổng clorua.
Biểu đồ biểu diễn chì trong dung dịch clorua (0,1 M)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chì http://www.derm.qld.gov.au/heritage/documents/tn_p... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/333514 http://books.google.com/?id=Qt8LEB7_HyQC&pg=PA153 http://books.google.com/?id=WbBH5QFXOhoC&pg=PT475 http://books.google.com/?id=YUkJNI9QYsUC&pg=PA106 http://www.google.com/books?id=D9nYWCv_FE4C&prints... http://www.infomine.com/commodities/lead.asp http://www.msnbc.msn.com/id/20254745/ns/business-c... http://www.nytimes.com/2007/08/02/business/02toy.h... http://www.nytimes.com/2007/08/21/science/21angi.h...